''Tất tần tật'' những điều cần biết về thư giới thiệu (LoR)

· Advice

Letter of Recommendation là một trong nhưng phần không thể thiếu từ học bổng, chương trình ngắn hạn hay internship. Thư giới thiệu không xa lạ với bất cứ bạn học sinh, sinh viên nào đăng ký học tại các trường đại học quốc tế. Đặc biệt hơn thư giới thiệu còn được cho là có vai trò quan trọng giúp bạn giành cơ hội học bổng của trường. Bên cạnh SỬA BÀI IELTS WRITING TASK 2 ĐỀ THI THẬT NGÀY 22/8/2020 của HS IELTS TUTOR đạt 6.5 Writing, IELTS TUTOR sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thư giới thiệu và cách viết LoR ấn tượng.

Letter of Recommendation

I. Tổng quan về thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

1. Thư giới thiệu (Letter of Recommendation) là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • LOR (Letter of Recommendation hay reference letter hay recommendation letter) nghĩa là thư giới thiệu. Khi nộp đơn xin học tại các trường đại học nước ngoài, bạn thường phải nộp từ 2-3 LOR của những người có liên quan, để nhà trường mà bạn sắp theo học có thể đánh giá được bạn ngoài điểm số, và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất.
  • Thư giới thiệu xin học bổng là bạn được một người hay một tổ chức đề cử bạn với quỹ học bổng nào đó, nhưng thực tế cách viết thư giới thiệu xin học bổng không phải ai cũng biết làm. >> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách viết thư xin học bổng bằng tiếng Anh 

2. Những mục chính của lá thư giới thiệu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thông thường cách viết recommendation letter hiệu quả là luôn cần “customized” (tùy chỉnh và xây dựng) để phù hợp với từng ứng viên, từng chương trình học bổng để có thể trở thành mảnh ghép quan trọng, bổ trợ cho hồ sơ của ứng viên. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng bộ khung của thư giới thiệu theo các mục chính sau:
    • Một lời chào
    • Giới thiệu giải thích mối quan hệ của người giới thiệu và ứng viên
    • Phần thân của bức thư nơi người giới thiệu giải thích lý do tại sao bạn tin rằng ứng viên có khả năng và xứng đáng nhận học bổng – Câu chuyện của người giới thiệu
    • Một đoạn tóm tắt để nhắc lại và nhấn mạnh những điểm chính của bạn
    • Thông tin liên lạc và chữ ký của người giới thiệu
Letter of Recommendation

3. Ai là người viết thư giới thiệu?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Có hai đối tượng để bạn xin thư giới thiệu xin học bổng là giáo viên, người hướng dẫn liên quan đến trường học và sếp, đồng nghiệp, dự án, đề án nào đó. Nếu xin học bổng cao như du học thạc sĩ, tiến sĩ thì reference letter từ người có vị trí/tiếng tăm càng cao càng có giá trị.
  • Thầy cô hoặc sếp là người Việt thường sẽ yêu cầu bạn tự viết rồi họ sẽ sửa và ký. Ngược lại, nếu giáo viên hướng dẫn hoặc sếp là người nước ngoài thì họ sẽ tự viết về bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể can thiệp vào nội dung. Tốt hơn hết nên hướng người viết vào một số điểm nêu rõ quan hệ của họ với bạn (số năm quen biết, dự án làm chung, hướng dẫn…), đề cập đến khả năng trình độ ngoại ngữ, kỹ năng viết… của bạn.

II. Cách viết Recommendation Letter hiệu quả, ấn tượng

1. Brainstorming

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn nên đề cập tới điều gì khi viết thư giới thiệu? Là một phần trong bộ hồ sơ săn học bổng, LOR nên được xây dựng và định hướng để có thể bổ trợ, nhấn mạnh và nâng tầm những bài luận cá nhân hoặc bài luận săn học bổng bạn đã viết.
  • Vì vậy, trong quá trình brainstorm, bạn nên cân nhắc những điều sau để có thể xây dựng định hướng nội dung phù hợp:
    • Những điều mà học bổng hoặc chương trình đang tìm kiếm (thông qua thông báo chính thức, yêu cầu của chương trình, những trao đổi với alumni, hoặc tầm nhìn và sứ mệnh của chương trình,…)
    • Những điểm mạnh, thành tích ấn tượng và phẩm chất, tiềm năng của ứng viên phù hợp với yêu cầu của chương trình và bạn nên highlight trong lá thư.
    • Những trải nghiệm trong quá khứ giữa ứng viên và người giới thiệu, quá trình làm việc và trao đổi cùng nhau, đánh giá mà người giới thiệu có thể đưa ra, qua đó khẳng định sự phù hợp giữa ứng viên và chương trình, học bổng.
    • Những lý do mà ứng viên xứng đáng nhận được cơ hội này (có thể dựa trên nỗ lực, những đóng góp hoặc tiềm năng phát triển trong tương lai,…)

2. Công thức cho phần mở đầu – Introduction

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thông thường, trong phần mở đầu, người giới thiệu nên đề cập đến các điểm sau:
    • Nói rõ người được giới thiệu là ai
    • Mối quan hệ giữa người giới thiệu và người được giới thiệu là gì
    • Tại sao người giới thiệu có đủ điều kiện để đưa ra đánh giá và đề xuất
  • Nếu người giới thiệu đã làm việc với ứng viên trong những hoàn cảnh khác nhau (có thể vừa là giảng viên chuyên ngành, vừa là cố vấn cho dự án của ứng viên), bạn nên đề cập rõ. Việc này thể hiện người giới thiệu đã quan sát ứng viên hành động trong nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau, góp phần khẳng định độ tin cậy từ những đánh giá của họ.

3. Phần thân bài

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trong phần này, dựa vào những thông tin và định hướng đã được brainstorm trong phần trước, phần nội dung chính của lá thư giới thiệu sẽ tập trung trả lời câu hỏi: “Tại sao ứng viên là người phù hợp và xứng đáng nhận được cơ hội (tham gia vào chương trình/ học bổng) này?”
  • Trong phần đánh giá này, người giới thiệu nên highlight những điểm mạnh và tiềm năng của ứng viên trong bối cảnh liên quan và phù hợp với từng học bổng, chương trình. Một điều quan trọng cần lưu ý trong phần này là kể chuyện và đánh giá chứ không chỉ đơn thuần miêu tả với một vài tính từ ấn tượng. >> IELTS TUTOR lưu ý VỊ TRÍ & CHỨC NĂNG TÍNH TỪ TIẾNG ANH
    • Ví dụ, nếu đó là một học bổng dựa vào thành tích (merit-based scholarship) hoặc cho một lĩnh vực cụ thể, người giới thiệu có thể nói về câu chuyện mà ứng viên đã nỗ lực tìm tòi, học tập và nghiên cứu, từ đó dẫn tới thành công đã đạt được và tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc chỉ nói những từ chung chung như “an intelligent student”, “interested in Robotics” sẽ không gây được ấn tượng và niềm tin vững chắc của hội đồng xét tuyển.
  • Với phần này, bạn sẽ muốn nói về ứng viên như một một cá nhân nổi bật, có đam mê, động lực và tiềm năng phát triển, đóng góp. Cá nhân này xứng đáng có cơ hội từ chương trình và những nhà tài trợ học bổng. Ngắn gọn hơn, đây là phần bạn chia sẻ về niềm tin vào ứng viên, với hy vọng thuyết phục những người khác cũng tin như bạn.
  • Phần nội dung chính của LOR có thể trình bày trong 2-3 đoạn như sau:

    • Body 1:

      • Trình bày các phẩm chất nổi bật nhất của ứng viên được giới thiệu. Đặc biệt là tố chất lãnh đạo nếu các ứng viên muốn săn học bổng toàn phần của chính phủ. Phần này để thuyết phục hội đồng tuyển chọn, người viết LOR nên đưa ra các ví dụ cụ thể hay câu chuyện thật dẫn chứng cho những tố chất đó của người được giới thiệu. Bên cạnh đó, người viết LOR đánh giá về năng lực của ứng viên như thế nào?

      • Lưu ý rằng hội đồng tuyển chọn của các chương trình học bổng hay hội đồng tuyển sinh của các trường đại học cần các thông tin cụ thể chứ không phải những lời nhận xét chung chung, đây là lỗi thường gặp nhất khi viết LOR. Chẳng hạn như, để nhận xét về năng lực của ứng viên, những cụm từ như “ứng viên A là 1 sinh viên cần cù, thông minh, và có khả năng sáng tạo cao” sẽ là vô nghĩa và không có giá trị gì nếu các phẩm chất đó của ứng viên không được minh họa bằng những ví dụ cụ thể. Ngoài tác dụng là các dẫn chứng thuyết phục về năng lực của ứng viên, các ví dụ cụ thể này còn chứng tỏ rằng người viết LOR hiểu rõ ứng viên đến mức độ nào, điều này sẽ quyết định mức độ tin cậy của LOR đó.

    • Body 2: Trình bày các thành tích hay kết quả đạt được trong học tập và công việc. Bên cạnh đó, người viết LOR cũng nêu ra những đóng góp hay cống hiến nơi cơ quan làm việc hay cộng đồng xã hội của ứng viên được giới thiệu. Phần này để thuyết phục hội đồng tuyển chọn, người viết LOR nên đưa ra các ví dụ hay câu chuyện dẫn chứng cho những thành tích đó của người được giới thiệu.

    • Body 3: Ngoài những thông tin cơ bản trên, người viết LOR có thể cung cấp những đánh giá có tính chất tình cảm và cá nhân về ứng viên. Chẳng hạn trong LOR người viết có thể nhận xét tính cách cá nhân của ứng viên và về cảm tình của người đó đối với ứng viên, …

4. Phần cuối thư

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trong phần này, bạn có thể cung cấp thông tin liên lạc của mình để Hội đồng xét tuyển có thể đặt câu hỏi hoặc xác nhận lại những điều bạn đã viết trong lá thư giới thiệu. Điều này tạo cơ hội để Hội đồng tìm hiểu rõ hơn về ứng viên được đề cử, và đảm bảo tính trung thực của bộ hồ sơ săn học bổng.

III. Cách trình bày trong Letter of Recommendation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Sẽ không ai muốn đọc một lá thư giới thiệu (Recommendation Letter) dài dòng và rối chữ, trình bày kém thu hút. Bởi vậy, IELTS TUTOR khuyên bạn hãy dùng tiêu đề thư giúp bố cục rõ ràng hơn.
  • Bạn có thể tự sáng tạo mẫu thư sau đó tạo ra bố cục thư giúp nội dung thư trở nên nổi bật.
  • Với mẫu Recommendation Letter tự sáng tạo, riêng biệt đôi khi đã là một cách hiệu quả giúp bạn gây ấn tượng với người đọc.
  • Thông thường lá thư Recommendation Letter sẽ được viết trên trang A4, vì vậy bạn cần chú ý khi viết cần ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo logic và sự thống nhất trong bài.
Letter of Recommendation

IV. Xin chữ ký cho thư giới thiệu ​

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Một chi tiết quan trọng nhưng thường bị bỏ sót trong thư đó chính là chữ ký trong hồ sơ để đảm bảo tính trung thực. Nếu không có chữ ký thì hồ sơ sẽ không đủ độ tin cậy và các thông tin gần như là bịa đặt, không có kiểm chứng.
  • Bạn có thể lựa chọn loại chữ ký trực tuyến như chữ ký điện tử khi gửi online, hoặc chữ ký tay khi gửi qua bưu điện.
  • Để tránh mất nhiều thời gian và rắc rối khi gửi thư, bạn có thể viết thư giới thiệu rồi trình ký sau đó tiến hành scan, sao lưu dưới dạng ảnh. Sau này khi viết thư chỉ cần chèn chữ ký vào file word và gửi bản PDF là hoàn tất.

V. Nộp thư giới thiệu Recommendation letter

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Có ba cách nộp thư Recommendation letter, bao gồm:
    • Gửi thư qua hồ sơ bưu điện
    • Gửi thư bằng online upload bản scan lên hệ thống
    • Gửi thư qua mail, trong đó người được giới thiệu sẽ viết mail gửi về hệ thống.
  • Thông thường người giới thiệu sẽ lựa chọn phương pháp gửi mail. Tuy nhiên, khi gửi mail, người viết thư cần lưu ý chuyển tiếp mail và yêu cầu tải LOR của chương trình cho mình sau đó tự thực hiện.
  • Sau khi điền mail của người cho LOR vào hệ thống xin học bổng, người viết tự chuẩn bị LOR và gửi đi. Trước khi gửi nên thông báo với người viết thư rằng yêu cầu từ học bổng sẽ sớm được gửi đến và nhờ họ tải Recommendation letter đó lên.

VI. Lưu ý khi viết thư giới thiệu

1. Về chiến lược

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn không nên có hai lá thư giới thiệu cùng nói về một vấn đề, ví dụ như cùng một số đặc điểm nổi bật và câu chuyện ví dụ. Đây là một điều rất phí vì bạn chỉ có một số lượng từ giới hạn trong bộ hồ sơ học bổng, vì vậy, mỗi câu chuyện được kể sẽ cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng hình ảnh ứng viên.
  • Bên cạnh đó, thư giới thiệu cũng không nên là một phần lặp lại của CV hay những nội dung trong bài luận mà bạn đã viết. Nên tận dụng cơ hội này để “nâng tầm” bộ hồ sơ. >> IELTS TUTOR lưu ý Motivation letter - Cover letter là gì? 

2. Về nội dung

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Có lẽ bạn đã nghe đến “show, don’t tell” – IELTS TUTOR tin rằng điều này luôn có thể áp dụng từ bài luận cá nhân tới cách viết recommendation letter. Một lá thư giới thiệu mang lại hiệu quả khi nó có thể khơi gợi cảm xúc, sự quan tâm của người đọc, và cách tốt nhất, đáng tin cậy nhất chính là kể chuyện.
  • Thay vì liệt kê các tính từ trong lá thư giới thiệu, một câu chuyện bổ trợ cho những đánh giá của người giới thiệu sẽ gây ấn tượng, đáng nhớ và cũng đáng tin hơn. Ví dụ, thay vì nói ứng viên là một nhà lãnh đạo quyết đoán, chủ động và nhạy cảm, hãy nói về việc ứng viên đã giúp đội/ nhóm của họ vượt qua khó khăn trong dự án như thế nào.

3. Về diễn đạt

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Cách viết recommendation letter tốt là sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, được chọn lọc và có độ tin tưởng, độ chắc chắn cao. Ví dụ, nếu hội đồng xét tuyển đang tìm kiếm những ứng viên “nổi bật”, có thành tích đặc biệt ấn tượng và tiềm năng khai thác nhưng trong lá thư giới thiệu chỉ đánh giá dừng lại ở “tương đối tốt” thì LOR sẽ không thực sự tạo ấn tượng và hỗ trợ được những phần còn lại của bộ hồ sơ.
  • Nếu bạn không thể hiện được niềm tin vào khả năng của ứng viên, bạn sẽ khó lòng mà thuyết phục hội đồng xét tuyển có sự tin tưởng tương tự để trao cho họ học bổng hoặc cơ hội tham gia chương trình. Vì vậy, việc sử dụng ngôn từ và chuyển ý cần đặc biệt lưu ý trong quá trình hoàn thiện LOR để góp phần tạo ảnh hưởng tới thành công của bộ hồ sơ.

4. Về độ dài

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thông thường, đa số các chương trình học bổng không có yêu cầu cụ thể về độ dài hay số lượng từ. Tuy nhiên, cũng có những chương trình có quy định rất cụ thể về việc này. 
  • Vậy độ dài của LOR bao nhiêu là phù hợp? Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của người viết LOR và người được giới thiệu. 
  • Độ dài phù hợp đối vối 1 LOR là tối thiểu 1 trang và tối đa là 2 trang. 
    • Nếu ít hơn 1 trang thì có thể sẽ thiếu thông tin để hội đồng có thể đánh giá đầy đủ về ứng viên! 
    • Nếu dài hơn 2 trang thì có thể gây ra cảm giác chán vì quá dài dòng nhiều khi không cần thiết.

VII. Câu hỏi thường gặp về Letter of Recommendation

1. Người cho Letter of Recommendation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Ai có thể cho LoR?
    • Cơ bản có 2 loại: academic (từ thầy cô, nói chung dính đến trường), work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án)
  • Người cho LoR có nhất thiết phải có chức danh Giáo sư không, hay ít nhất cũng phải là tiến sĩ?
    • Câu trả lời là không. LoR yếu hay mạnh nằm ở nội dung của LoR, người cho quan trọng nhưng không phải tất cả. Tuy nhiên, IELTS TUTOR lưu ý là nếu cấp xin học bổng càng cao thì LoR từ người có vị trí/tiếng tăm càng cao càng có giá trị. Nói cách khác, xin học bổng tiến sĩ thì có LoR từ giáo sư là 1 điểm quan trọng! Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất.

2. Viết Letter of Recommendation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Cần phải viết/chuẩn bị bao nhiêu LoR?
    • Thông thường là từ 2-3 LoR, 1 hoặc hơn 3 thì khá hiếm.
  • Mình tự viết hay người ta sẽ viết cho mình?
    • Tùy thuộc người cho LoR. Thông thường nếu là thầy cô/sếp người Việt thì sẽ yêu cầu mình tự viết rồi họ sửa (cũng hiếm nha) và ký cho. Nếu là thầy cô/sếp người nước ngoài thì thường sẽ tự viết cho mình. Có khi còn không cho mình xem nội dung.
  • Người cho LoR tự viết rồi bỏ vô phong bì dán kín nhưng mình muốn biết nội dung (tò mò là ko tốt nhưng…) thì làm thế nào?
    • Bịa ra thêm 1 trường nào đó, nói rằng sẽ apply nhưng thực tế là không –> xé phong bì đựng LoR của trường đó ra xem.
  • Nếu người cho LoR tự viết thì mình có khả năng (và có cần) can thiệp vào nội dung không?
    • Có và rất nên làm! Can thiệp ở đây không có nghĩa là sửa, thay đổi mà là hướng người viết vào một số điểm. Ví dụ, lưu ý người viết nêu rõ quan hệ của họ với mình (số năm quen biết, dự án làm chung, hướng dẫn…), đề cập đến khả năng abc gì đó, đề cập đến trình độ ngoại ngữ, kỹ năng viết … Như bạn thấy, mình xin họ lưu ý đề cập là 1 chuyện còn họ đề cập như thế nào là chuyện khác.
  • Nếu phải tự viết tẩt cả LoR thì làm thế nào để đỡ bị giống nhau?
    • Giọng văn của bản thân rất khó thay đổi, kể cả khi cố tình thì hiệu quả cũng không cao lắm. Thế nên tốt nhất là viết ý tiếng Việt và nhờ bạn bè thân thiết dịch và diễn giải sang Tiếng Anh (khi làm vậy người dịch sẽ tự dùng giọng văn của họ để viết). Nếu vẫn muốn tự viết toàn bộ thì lưu ý chia đều nội dung khen ra các LoR, dùng từ đồng nghĩa, ko dùng các cụm từ/cụm câu giống hệt nhau giữa các LoR! >> IELTS TUTOR lưu ý Từ điển tra từ đồng nghĩa (Synonym / Paraphrase)
  • Độ dài của letter of recommendation?
    • Thông thường là 1 trang A4, vậy là đủ thông tin rồi. Dài có thể viết dại, dài có thể lan man, dài lại có thể rất thiếu thực tế (tự viết mới dài thế chứ người ta trăm công nghìn việc, sức đâu mà viết vừa dài vừa chi tiết)
  • Lưu ý gì về nội dung?
    • Khen là phải có dẫn chứng. Chia đều ý ra các LoR. Nội dung cần thống nhất và logic với phần còn lại của hồ sơ. Chuyên biệt hóa LoR (đề rõ tên trường)

3. Trình bày Letter of Recommendation

3.1. Câu hỏi thường gặp

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Có cần sử dụng giấy có letter head (của trường/công ty) để viết LoR không?
    • Câu trả lời là nên. Vì điều này tăng tính tin cậy và thẩm mỹ của LoR lên.
  • Thế nếu trường/công ty không có letter head hoặc người cho LoR làm cho dự án nên ko có letter head hoặc trường/cty có nhưng ko xin được (hoặc ko dám xin vì sợ lộ việc xin học bổng khi đang đi làm)?
    • Bạn có thể tự design. Nếu là trường hay công ty thì khá đơn giản vì hình logo của trường/công ty chắc không khó kiếm, việc còn lại là nhìn mẫu của vài trường khác rồi làm theo.
  • Làm sao để chèn LoR vào letter head?
    • Cách đơn giản nhất dĩ nhiên là dùng giấy letter head để in LoR ra, trình ký rồi scan lại. Nhưng cách này không hợp lý khi số lượng letter head thì hạn chế mà số LoR cần thì nhiều hoặc khi letter head là tự design. 
      • Giải pháp: Scan cái letter head không, lưu dưới dạng file ảnh. Dùng file đó làm nền cho cái LoR mình chuẩn bị trong file word. Cách làm: Vào thẻ page layout –> chọn watermark –> chọn custom watermark –> chọn picture watermark –> chèn ảnh letter head vào, ok –> chọn scale là 100%, bỏ dấu tick ở ô washout –>OK. Done
  • Phong bì có cần có logo của trường không?
    • Thực ra thì bây giờ đa phần nộp hồ sơ online nên trường hợp này cũng hiếm. Nhưng nếu có nơi yêu cầu nộp hồ sơ qua đường bưu điện và LoR phải để trong phong bì dán kín thì bạn nên kiếm cái phong bì có logo của trường luôn. Ko có thì tự design.
  • Một LoR duy nhất chung chung cho mọi chương trình/trường sẽ apply hay mỗi nơi có 1 LoR riêng?
    • Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là điều chỉnh LoR theo hướng yêu cầu của học bổng và tên chương trình. Khá tốn công nhưng hiệu quả cao. Dù sao thì thư có tên người nhận rõ ràng (trường A, B, consortium A, B) thì phải hơn cái thư chung chung kiểu your prestige university –> giống spam gửi từ robot ý.

3.2. Cách trình bày

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Các bạn sinh viên nên sử dụng giấy có letter head (của trường/ công ty) để tăng tính tin cậy và trang trọng. Hình thức 1 LOR được trình bày theo thứ tự như sau:
    • 1. Phần đầu thư (Header)
      • Phần đầu tiên của LOR sẽ là logo của cơ quan, công ty, hay tổ chức mà bạn đang công tác được đặt bên trái. Bạn cần điền đầy đủ các thông tin về địa chỉ cũng như website của cơ quan trong phần Header.
    • 2. Ngày ký thư (Date)
      • Ngày ký thư là ngày mà bạn chính thức ký tên, đặt tại vị trí bên dưới logo và góc trái của LOR.
    • 3. Địa chỉ nơi nhận (Address of Recipient)
      • Địa chỉ nơi nhận có thể là tên trường đại học bạn apply học bổng hoặc tên đại sứ quán của quốc gia cung cấp học bổng.
    • 4. Tiêu đề (Subject)
      • Dòng tiêu đề chuẩn có thể trình bày đơn giản.
      • Ví dụ: Subject: Letter of Recommendation for Vinh Huy
    • 5. Lời chào (Greeting)
      • Có nhiều cách chào như:
        • To Whom It May Concern:
        • Dear Sir/ Madam:
        • Dear Section Committee/Panel:
        • Dear Admissions Office:
      • Nếu các bạn biết được danh tính cụ thể của người nhận thì sử dụng:
        • Dear Mr.
        • Dear Ms.
    • 6. Phần giới thiệu hay mở đầu (Opening)
    • 7. Phần nội dung chính (Body)
    • 8. Phần kết thư (Closing)
    • 9. Ký tên (Signature)
    • Cuối cùng, các bạn nên xin dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức (nếu có) để tăng thêm tính thuyết phục, uy tín của LOR đối với các trường đại học nước ngoài, mà bạn chuẩn bị apply.

4. Xin chữ ký cho Letter of Recommendation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Có cần chữ ký tươi không hay chữ ký điện tử cũng được?
    • Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện thì dĩ nhiên cần chữ ký tươi. Còn nếu apply online thì ko cần.
  • Có cách nào để không phải mỗi lần viết 1 LoR lại lên xin thầy cô/sếp không?
    • Cách 1: Lên danh sách hết các trường/chương trình cần nộp –> làm 1 loạt LoR 1 lúc –> trình ký.
    • Cách 2: (Chỉ áp dụng khi được phép) Xin chữ ký (mực xanh cho nổi), scan chữ ký, lưu dưới dạng file ảnh. Sau này viết LoR chỉ việc chèn chữ ký vào file word rồi convert sang pdf để nộp là xong.

5. Nộp Letter of Recommendation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • LoR được nộp như thế nào?
    • Tựu chung có 3 dạng:
      • 1. Nộp hồ sơ qua bưu điện: LoR nằm trong phong bì dán kín hoặc nằm trong hồ sơ. 
      • 2. Nộp online: tự upload bản scan của LoR lên hệ thống. 
      • 3. Nộp online: Điền địa chỉ mail của người cho LoR, hệ thống sẽ gửi yêu cầu (bao gồm 1 link để upload LoR) đến địa chỉ mail mình điền.
    • Dạng 3 hiện tại xảy ra nhiều nhất (dạng 1 thì hiếm do ít chương trình còn bắt nộp hồ sơ qua bưu điện, dạng 2 thì do các chương trình hết tin nổi sinh viên)
  • Làm gì nếu rơi vô dạng 3 ở trên?
    • Dặn người cho LoR forward email yêu cầu upload LoR của chương trình cho mình rồi sau đó mình tự xử hoặc sau khi điền mail của người cho LoR vào hệ thống của học bổng x –> chuẩn bị LoR cho học bổng này –> gửi LoR đó + thông báo tới người cho LoR rằng yêu cầu từ học bổng x sẽ sớm được gửi đến và thầy/cô/sếp upload LoR này lên nhé.
Letter of Recommendation

6. Làm thế nào để xin được thư giới thiệu LoR?

6.1 Xây dựng mối quan hệ tốt với thầy cô, lãnh đạo của mình tại công ty

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Như các bạn đã biết, người viết thư giới thiệu cho bạn cần là người hiểu rõ con người bạn, có mối quan hệ gần gũi với bạn. Quá trình xin thư giới thiệu là quá trình dài và cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của người bạn dự định xin rất nhiều. Chính vì thế, mối quan hệ của bạn với thầy cô, hay sếp và đồng nghiệp rất quan trọng.

6.2 Xin/ Viết LoR

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Khi xin LoR, thầy cô hay sếp người Việt Nam thường không trực tiếp viết LoR cho chúng ta mà thường yêu cầu người xin tự viết và gửi lại để họ chỉnh sửa (hoặc không). Sau khi hai bên thống nhất và hoàn chỉnh bản cuối cùng, người giới thiệu sẽ ký để xác nhận thông tin. Các bạn cũng cần lưu ý về chữ ký của người giới thiệu:
    • Xin chữ ký: Nếu bạn chỉ nộp hồ sơ qua hệ thống online, bạn chỉ cần xin chữ ký 1 lần, scan hoặc chụp ảnh chữ ký đó và insert vào các LoR khác.
    • Nếu nộp hồ sơ Online: Bạn cần điền địa chỉ mail của người giới thiệu và upload LoR.
    • Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện: Bạn cần tập hợp trước các trường/ học bổng định apply và chuẩn bị đủ LoR rồi xin chữ ký mực 1 lần, điều này sẽ giúp bạn hạn chế làm phiền người xin thư giới thiệu.

VIII. Mẫu thư giới thiệu xin học bổng bằng tiếng Anh

1. Mẫu 1

Dear Admissions Committee,

It is a great pleasure to recommend Stacy for admission to your engineering program. She is one of the most exceptional students I have encountered in my 15 years of teaching. I taught Stacy in my 11th grade honors physics class and advised her in Robotics Club. I am not surprised to find out she is now ranked at the top of an extraordinarily capable class of seniors. She has a keen interest in and talent for physics, math, and scientific inquiry. Her advanced skills and passion for the subject make her an ideal fit for your rigorous engineering program.

Stacy is a perceptive, sharp, quick individual with a high aptitude for math and science. She is driven to understand how things work, whether they be the old computer hard drives in the school library or the forces that hold our universe together. Her final project in class was especially impressive, an investigation of frequency-dependent sound absorption, an idea that she said was sparked by not wanting to bother her parents with her hours of guitar practice at home.

She’s been a strong leader in Robotics Club, eager to share her knowledge with others and learn new skills. I have the students in the club prepare lessons and take turns leading our after-school meetings. When it was Stacy’s turn, she showed up prepared with a fascinating .lecture on lunar nautics and fun activities that got everyone moving and talking. She was our only student teacher to be met with much deserved applause at the end of her lesson.

Stacy’s personal strengths are as impressive as her intellectual accomplishments. She’s an active, outgoing presence in class with a great sense of humor. Stacy’s the perfect person to get a group project rolling, but she also knows how to sit back and let others take the lead. Her cheerful nature and openness to feedback means she’s always learning and growing as a learner, an impressive strength that will continue to serve her well in college and beyond. Stacy is just the kind of driven, engaging, and curious student that helped make our classroom a lively environment and safe place to take intellectual risks.

Stacy has my highest recommendation for admission to your engineering program. She has demonstrated excellence in all that she puts her mind to, whether it’s designing an experiment, collaborating with others, or teaching herself to play classical and electrical guitar. Stacy’s endless curiosity, combined with her willingness to take risks, leads me to believe there will be no limit to her growth and achievements in college and beyond. Please don’t hesitate to contact me at milevafanclub@gmail.com if you have any questions.

Sincerely,

Ms. Randall

Physics Teacher

Marie Curie High School

2. Mẫu 2

Dear Sir or Madam,

This letter is to serve as my formal recommendation for Mr. XYZ. XYZ has been an analyst for several months at my company on an internship program. He has been interested in obtaining a Master degree for sometime now and I suggest that he would be an excellent candidate for your esteemed program.

During his time at our company, XYZ has consistently demonstrated a strong work ethic and a dedication to success. Base on good financial knowledge and hard – working attitude. He always finishes our assignment better than the expectation, especially, the judgment he gave about figures on the reports is highly appreciated. He put in extra hours as necessary in order to meet specific deadlines. Furthermore, XYZ is skilled in working independently and is also a good communicator when explaining his own ideas.

In our company, Mr. XYZ has an excellent rapport with people of all ages. Having a great teamwork skill, he is an active member in the group and I feel his budding leadership abilities will become even more effective in a business school setting.

For all of XYZ’s contributions, I highly recommend XYZ as a candidate for your postgraduate program. Should I have to give more information regarding XYZ or this recommendation, please do not hesitate to contact me.

Sincerely,

3. Mẫu 3

Dear Admissions Committee,

I had the pleasure of teaching Sara in her 11th grade honors English class at Mark Twain High School. From the first day of class, Sara impressed me with her ability to be articulate about difficult concepts and texts, her sensitivity to the nuances within literature, and her passion for reading, writing, and creative expression - both in and out of the classroom. Sara is a talented literary critic and poet, and she has my highest recommendation as a student and writer.

Sara is talented at considering the subleties within literature and the purpose behind authors’ works. She produced an extraordinary year-long thesis paper on creative identity development, in which she compared works from three different time periods and synthesized cultural and historical perspectives to inform her analysis.

When called upon to give her thesis defense in front of her peers, Sara spoke clearly and eloquently about her conclusions and responded to questions in a thoughtful way. Outside of the classroom, Sara is dedicated to her literary pursuits, especially to poetry. She publishes her poetry in our school’s literary magazine, as well as in online magazines. She is an insightful, sensitive, and deeply self-aware individual driven to explore art, writing, and a deeper understanding of the human condition.

Throughout the year Sara was an active participant in our discussions, and she always supported her peers. Her caring nature and personality allow her to work well with others in a team setting, as she always respects others’ opinions even when they differ from her own. When we held a class debate about gun laws, Sara opted to speak for the side opposite her own views.

She explained her choice as motivated by a desire to put herself in other people’s shoes, view the issues from a new perspective, and gain a clearer sense of the issue from all angles. Throughout the year, Sara demonstrated this openness to and empathy for the opinions, feelings, and perspectives of others, along with shrewd powers of observation, all qualities that makes her outstanding as a student of literature and burgeoning writer.

I am certain that Sara is going to continue to do great and creative things in her future. I highly recommend her for admission to your undergraduate program. She is talented, caring, intuitive, dedicated, and focused in her pursuits. Sara consistently seeks out constructive feedback so she can improve her writing skills, which is a rare and impressive quality in a high school student. Sara is truly a stand-out individual who will impress everyone she meets. Please feel free to contact me if you have any questions at callmeclemens@gmail.com.

Sincerely,

Ms. Scribe

English Teacher

Mark Twain High School

VIII. Sách GRADUATE ADMISIONS ESSAY

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking

Lý do chọn IELTS TUTOR